Văn hóa doanh nghiệp, "Đấng toàn năng" trong mọi mô hình quản trị

1. Hiểu được thí nghiệm tâm lý sau, bạn sẽ "choáng váng" về sức mạnh của VHDN

Ngay sau đây, tôi sẽ tiết lộ cho bạn một sự thật sẽ khiến bạn thực sự "choáng váng" theo nghĩa đen và không hề nói quá, bạn sẽ có một góc nhìn mà bạn chưa từng bao giờ được thấy ở bất kỳ một chuyên gia về Văn hóa doanh nghiệp nào. Đó là:"Mỗi ngày, mọi hành vi của bạn đều đang chịu ảnh hưởng của những người xung quanh bạn một cách vô cùng mạnh mẽ và vô thức, bạn thậm chí còn không biết tại sao bạn vẫn làm những việc bạn đang làm cho dù nó rất KỲ QUẶC hay khác thường tới đâu đi nữa. Bạn không tin tôi ư? hãy xem thực nghiệm tâm lý sau nhé, bạn sẽ cảm thấy thực sự choáng váng.

FM1- Thực nghiệm tâm lý cực kỳ thú vị liên quan đến hành vi của con người trong đám đông hoặc tổ chức

Bạn thấy được điều gì không? Hãy xem thí nghiệm cuối cùng ở trên, đây là một thí nghiệm rất nổi tiếng và hành vi con người. Thí nghiệm Asch Paradigm này đã được thực hiện bởi nhà tâm lý học Solomon Asch nhằm tìm hiểu SỨC MẠNH CỦA VIỆC TUÂN THỦ ĐÁM ĐÔNG trong nhóm. Trong thí nghiệm, Asch đã chọn 7 người tham gia, 6 trong số đó là những người được bố trí (diễn viên) và chỉ có một người thực sự tham gia. Các diễn viên và người tham gia sẽ được hỏi cùng một câu hỏi đơn giản: "Trong số các đường sau, đường nào có độ dài lớn nhất: A, B hoặc C?".

Khi các diễn viên được hỏi, họ đều đưa ra câu trả lời sai. Tuy nhiên, khi đến lượt người tham gia, người này cũng trả lời sai theo. Kết quả cho thấy, trong hơn 12 thử nghiệm, trung bình 75% người tham gia đã tuân thủ và đưa ra câu trả lời sai, chỉ để phù hợp với ý kiến của đám đông. Điều này khá kỳ quặc nếu ta suy nghĩ theo logic thông thường, và thực tế, trong một đám đông hay trong một tổ chức, ảnh hưởng của những người xung quanh tới một cá nhân cụ thể là không hề nhỏ.

 

FM2- Thêm một thí nghiệm thực tế nữa

Hãy nhìn xung quanh chúng ta, tôi chắc chắn, xét ở một góc độ nào đó, bạn chính là một sản phẩm của môi trường văn hóa xung quanh bạn, bạn hãy thử nghĩ xem, tại sao người do thái lại có thành tựu vượt trội so với phần còn lại của thế giới tới vậy, người Việt chúng ta lại có tính cục bộ khó hợp tác tới như vậy, người Nhật khi đi thang cuốn lại chỉ đứng ở bên trái, bạn có dám đứng bên phải khi tất cả mọi người đèu đứng ở bên trái không? Hãy nhìn xung quanh bạn và nhìn vào chính bản thân mình từ hôm nay, tôi tin chắc cách nhìn của bạn đã thay đổi? bạn không phải là người đang điều khiển hành vi của mình đâu! Đừng ảo tưởng nữa!

Nhà ga Nhật đề nghị người dân không nhường đường thang cuốn - VnExpress Đời  sống

FM3- Thang cuốn ở Nhật, bán có thể đứng bên phải một mình?

Ta thấy rằng hiện tượng tâm lý tuân thủ theo đám đông trong thí nghiệm Asch Paradigm có thể liên quan rất chặt chẽ đến yếu tố văn hóa doanh nghiệp, trong một nhóm, một đám đông, hay một tổ chức, sẽ luôn có một áp lực hành vi áp đặt lên các thành viên mọt cách vô hình. Trong một doanh nghiệp, nếu nhân viên thấy rằng những người khác đều làm một cách nhất định mà không đưa ra bất kỳ ý kiến đối lập nào, họ cũng có thể cảm thấy áp lực phải tuân thủ theo. Đây chính là tiền đề quan trọng nhất trong logic xây dựng văn hóa doanh nghiệp của tôi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công, CEO không cần phải có mặt, nhưng nhân viên vẫn tuân thủ một cách nghiệm ngặt và tự giác, sức mạnh văn hóa doanh nghiệp tích cực càng lớn, nó sẽ càng có khả năng thay thế được nhiều văn bản, quy trình và thủ tục mạnh mẽ hơn (tránh lạm phát) 

Nhưng chúng ta cũng cần phải cực kỳ thận trọng, văn hóa doanh nghiệp không phù hợp có thể dễ dàng "bóp chết" một doanh nghiệp cũng chỉ bởi sự thiếu nhất quán (ví dụ quy định chỉ dành cho nhân viên, không dành cho sếp) hoặc không phù hợp, Văn hóa doanh nghiệp không phù hợp cũng sẽ triệt tiêu hết bản sắc các nhân và tài năng của nhân sự.

Vậy câu hỏi quan trọng đặt ra là: "Đâu sẽ là giới hạn quan trọng trong văn hóa để đảm bảo sự đồng nhất, nhất quán với tính sáng tạo cá tính? Đó chính là "Sứ mệnh" hoặc nhỏ hơn có thể là "mục tiêu", chúng ta sẽ cùng bàn kỹ hơn vấn đề này trong một bài viết khác.

2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Theo "thống kê mới nhất" của chúng tôi (tức là dạo này chúng tôi mới làm), đến 87% các doanh nghiệp trên toàn cầu cho rằng văn hóa doanh nghiệp là thứ cần thiết để phát triển và đạt thành công. Nhưng với chỉ 15% trong số đó thực sự hiểu rõ về văn hóa doanh nghiệp và chuyển ý tưởng thành hành động, Cũng theo một nghiên cứu mới nhất của McKinsey & Company, doanh nghiệp có văn hóa tốt hơn có khả năng tăng trưởng doanh thu lên đến 4 lần và lợi nhuận lên đến 750% so với các đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu này còn cho thấy rằng, trong các doanh nghiệp có văn hóa tốt, tỷ lệ nhân viên hài lòng và trung thành cao hơn, tỷ lệ tổn thất nhân sự thấp hơn và khả năng thu hút tài năng mới tăng lên gấp đôi. 

Đôi điều về “văn hóa doanh nghiệp” - Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

FM4- Văn hóa doanh nghiệp phù hợp?

Văn hóa doanh nghiệp tốt, tức là chúng ta có thể "tụ tập" đông người tài, và "phá đảo" thị trường. Đồng thời, một văn hóa doanh nghiệp tốt còn giúp chúng ta giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả làm việc và thu hút được "team ngon". Vậy, liệu văn hóa doanh nghiệp có đáng giá hơn cả vàng hay không? Chắc chắn vậy, vì chỉ cần có một văn hóa doanh nghiệp tốt, chúng ta đã có thể "cày cuốc" mà không "mệt mỏi". Hãy theo chân tôi và "đi bụi" cùng với tôi để khám phá những bí mật đằng sau văn hóa doanh nghiệp và tìm hiểu cách tạo ra một văn hóa doanh nghiệp "chất lượng" nhé!

3. Có phải văn hóa doanh nghiệp "có tự bao giờ"?

Văn hóa doanh nghiệp đã trở thành một khái niệm quan trọng và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong môi trường kinh doanh hiện đại. Nhưng ít ai biết rằng, ý tưởng về văn hóa doanh nghiệp đã xuất hiện từ rất lâu trước khi các chuyên gia quản lý đưa ra thuật ngữ này. Thời kỳ Trung Cổ, những thương gia giàu có ở châu Âu đã tạo ra các tổ chức hùng mạnh bằng cách thúc đẩy giá trị nhân đạo và truyền thống tôn trọng đối với các đối tác và khách hàng. Trong thời kỳ Phục Hưng, các doanh nghiệp đã dần chuyển từ sự tập trung vào mục tiêu kiếm lợi sang việc xây dựng và duy trì một môi trường làm việc tốt cho nhân viên, tạo sự tương tác tích cực với khách hàng và cộng đồng, nếu coi các chiều đại phong kiến là một tập đoàn kinh tế, thì bản thân trong những tập đoàn này cũng luôn tồn tại những "văn hóa doanh nghiệp" riêng biệt.

Thuật ngữ văn hóa tổ chức, hay văn hóa trong bối cảnh tổ chức, lần đầu tiên được giới thiệu bởi Tiến sĩ Elliott Jaques trong cuốn sách The Changing Culture of a Factory. (Jaques, 1951)

FM5- Tiến sĩ Elliott Jaques

Theo Tiến sĩ Jaques “Văn hóa của tổ chức là cách suy nghĩ và làm việc theo truyền thống của nó, được chia sẻ ở mức độ nhiều hơn hoặc ít hơn bởi tất cả các thành viên của nó, và những gì các thành viên mới phải học, và ít nhất là chấp nhận một phần, để được nhận vào phục vụ trong hãng…”. (Jaques, 1951, p251) Nói một cách đơn giản hơn, nó có nghĩa là mức độ mọi người có thể chia sẻ mong muốn, mong muốn và nguyện vọng chung và cam kết làm việc cùng nhau. Đó là có thể quan tâm đến những điều giống nhau.

Đến những năm 1980 và 1990, Edgar Schein đưa ra thuật ngữ "Văn hóa doanh nghiệp" là một khái niệm phức tạp và liên quan đến những giá trị, niềm tin và thái độ của một tổ chức, thể hiện qua các hành vi và hành động của nhân viên. 

Ngày nay, văn hóa doanh nghiệp đã trở thành một khái niệm cực kỳ phổ biến và được các doanh nghiệp trên toàn thế giới quan tâm và đầu tư nhiều hơn. Các công ty đang tìm kiếm các cách để xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt, để thu hút và giữ chân nhân tài. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có văn hóa doanh nghiệp hoàn hảo. Trong quá khứ, nhiều doanh nghiệp đã bị tác động bởi những vấn đề liên quan đến văn hóa như tham nhũng, kỷ luật kém và thiếu tôn trọng.

Hiện nay, văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng để tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Những công ty thành công nhất là những công ty biết cách tạo ra một văn hóa doanh nghiệp đúng đắn và tạo ra sự ảnh hưởng tích cực đến nhân viên, khách hàng và cộng đồng. Và một khi đã xây dựng được văn hóa doanh nghiệp đúng đắn, các doanh nghiệp sẽ có thể tận dụng được những lợi ích mà văn hóa doanh nghiệp mang lại, đó là sự phát triển bền vững và đạt được thành công lớn hơn.

4. Vậy Văn hóa doanh nghiệp là gì? Có quá nhiều cách hiểu? Nhưng hiểu sao để ứng dụng được?

Tại Việt Nam, có diễn giả nổi tiếng cho rằng nó là "không khí làm việc", có người lại cho là hệ thống quản trị (giống như BSC chẳng hạn - Hệ thống thể điểm cân bằng), cũng có người coi nó là quy tắc ứng xử. Nhưng câu hỏi đặt ra là ta sẽ xây không khí làm việc, ta sẽ xây hệ thống quản trị, hay ta sẽ xây quy tắc ứng xử? Bạn có nghĩ đó là đủ? Rất tiếc, tôi khẳng định với bạn, câu trả lời là chữ KHÔNG "viết hoa".

Tôi đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp cố xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo cách này, và đều không hiệu quả, quy tắc hay văn bản chỉ "trụ" được một thời gian. Doanh nghiệp của bạn đã bao giờ trải qua quá trình "xây dựng không khí làm việc", hay quá trình xây dựng và ứng dụng quy tắc ứng xử?, nó thế nào? hãy cho tôi biết với nhé! Bản thân tôi thực sự không tin lắm vào hiệu quả của nó.

Với những định nghĩa trên, nếu bạn có thể hiểu và áp dụng được, xin chúc mừng, nhưng nếu chưa, thì đừng lo, thật lòng mà nói, những khái niệm đó còn "cay cú" ngay cả với tôi. Tôi đã "bấm bẩm" Ctrl F nhiều lần để cố gắng tìm kiếm một khái niệm nào đó "xịn xò" hơn mà mãi không thấy, chúng ta cần một thứ gì đó, gần gũi hơn, dễ hiểu hơn và dễ áp dụng hơn, phải không nào?

Và tôi đã phải tự đưa ra một khái niệm mà chính tôi cũng không thể "chối từ", tin tôi đi, các bạn không nghe nhầm đâu, tôi đã tự đưa ra khái niệm của mình, một khái niệm mà tôi cho rằng, từ góc nhìn của một "tín đồ" say mê nghiên cứu về quản trị, một người đã trải qua chiến trường quản trị ở nhiều vị trí khác nhau, và một người đã từng đi tư vấn, đào tạo, "cày xới" cho rất nhiều doanh nghiệp, bạn cùng xem nó có "dễ nhai" hơn không nhé.

“Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống chuẩn mực nhất quán về THÓI QUEN trong cách suy nghĩ và hành động được hình thành trong quá trình giao tiếp và giải quyết các vấn đề trong doanh nghiệp."

Với "cặp kính" mới này, đơn giản ta chỉ cần nhớ ta có 3 từ khóa:

  1. Chuẩn mực, hãy nuôi dưỡng những chuẩn mực.

  2. Thói quen, hãy "ươm mầm" thói quen.

  3. Sự nhất quán, văn hóa sẽ "sáng hơn" trong quá trình giao tiếp, ra quyết định và giải quyết vấn đề. Vấn đề càng lớn, văn hóa sẽ càng "lộ diện" rõ nét.

Và bây giờ, tôi sẽ có một thử thách cho bạn đây, hãy thử phản biện tôi về khái niệm này nhé!!!

[Sắp ra mắt: 12 thành tố trong Văn hóa doanh nghiệp hiện đại]

5. Thế nào là một VHDN phù hợp?

Một doanh nghiệp với văn hóa đặc sắc thường có những đặc điểm: Đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, hài lòng với công việc; lãnh đạo tận tâm, quan tâm đến phát triển con người; sản phẩm, dịch vụ độc đáo, chất lượng cao; khách hàng và đối tác tin tưởng, trung thành. Điều này giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm chi phí, thu hút và giữ chân nhân tài, mở rộng thị trường và duy trì vị thế cạnh tranh. Ngược lại, văn hóa không phù hợp, đội ngũ nhân viên sẽ thiếu động lực và kết quả của tình trạng này thì không khó để đoán.

"Đấng toàn năng" này ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của doanh nghiệp, từ nhân viên, lãnh đạo, sản phẩm, dịch vụ, quy trình làm việc, khách hàng và đối tác. Một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian trong việc áp dụng các công cụ quản trị khác. Khi nhân viên, lãnh đạo và đối tác đồng lòng hướng tới mục tiêu chung, họ sẽ tự động tìm cách cải tiến, sáng tạo và giải quyết vấn đề mà không cần sự can thiệp của các công cụ quản trị bên ngoài.

"Cultures take time to develop. The best cultures come from consensus building and transparency." là một câu nói của John Doerr - một nhà đầu tư và tác giả nổi tiếng trong ngành công nghệ. Câu nói này nhấn mạnh về sự quan trọng của việc xây dựng một văn hóa doanh nghiệp bền vững, mà đòi hỏi thời gian và sự đồng thuận giữa các thành viên trong tổ chức. John Doerr cho rằng, văn hóa doanh nghiệp tốt nhất là kết quả của sự đồng thuận và sự minh bạch trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa. Nếu một công ty có thể xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp dựa trên sự đồng thuận và minh bạch, công ty đó sẽ có một nền tảng vững chắc để phát triển và đạt được thành công bền vững.

6. Vậy làm văn hóa doanh nghiệp là làm cái gì?

Điều cuối cùng bạn cần phải rõ sau khi đã có cho mình một doanh nghiệp, và đã tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp, là bạn phải trả lời được cho tôi một câu hỏi quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất trong những câu hỏi về Văn hóa doanh nghiệp: "Làm văn hóa doanh nghiệp là làm cái gì?". Đơn giản lắm, tôi sẽ chỉ cho bạn, bạn chỉ cần làm đúng 3 việc sau:

  1. Hãy xây dựng hoàn chỉnh một bộ văn hóa doanh nghiệp [Sắp ra mắt: 12 thành tố trong Văn hóa doanh nghiệp hiện đại]

  2. Hãy truyền thông tới mọi nhân viên trong công ty từ cấp cao nhất tới cấp thấp nhất đều phải thuộc, phải hiểu và phải trình bày lại được một cách gãy gọn [Sắp ra mắt: Chiến lược và thực thi truyền thông nội bộ để đưa văn hóa doanh nghiệp vào đời sống]

  3. Hãy tạo thói quen trong hành động bằng những câu chuyện, bằng những vấn đề được giải quyết hàng ngày, hãy lấy đó làm hệ quy chiếu cho mọi tư duy và hànhd động [Sắp ra mắt: 333 ngày tạo dựng Văn hóa doanh nghiệp bền vững, tất cả những gì bạn cần làm từ A-Z]

Để kết thúc cho bài viết này, tôi muốn cho bạn một case thú vị về VHDN để bạn hiểu hơn về "Đấng toàn năng" này, Zappos, một công ty mà chắc hẳn bạn cũng biết đây là công ty có văn hóa đặc sắc và độc đáo nhất thế giới với việc "Lấy khách hàng là trung tâm" hay "Deliver wow to customer", xin được trích nguyên văn đoạn viết của Arun Rajan (Giám đốc vận hành Zappos): Tháng 12 năm 2017, chúng tôi phát động chiến dịch Marketing lớn: Nếu đặt hàng vào trưa ngày 23.12, bạn sẽ nhận đơn hàng của mình đúng ngày Giáng sinh!, trong vòng một giờ, thông báo này đã đến tới hàng chục triệu khách hàng, và rồi chúng tôi nhận được Email từ Trung tâm vận chuyển, họ sẽ không thể giao thêm đơn hàng nào cho tới ngày 25.12. Sự hoảng loạn đã xảy ra, công ty không thể thực hiện được lời hứa với khách hàng, cuộc họp khẩn cấp đã được triệu tập, rất nhiều ý tưởng đã được đưa ra không ngừng cho tới khi Tony nói "Hãy tặng cho họ", đúng vậy, 100% khách hàng không nhận được hàng trước giáng sinh sẽ được tặng miễn phí, và số lượng đơn hàng miễn phí này lên tới 15.000 đơn hàng.

Khi có sự cố xảy ra, chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để chăm sóc khách hàng và sửa chữa sai sót, và giữ chân khách hàng phàn nàn dễ hơn so với viêcj giữ chânn những người chưa bao giờ gặp phải bất kỳ vấn đề nào với dịch vủa chúng tôi. Và điều kỳ lạ xảy ra là, theo thống kê của chúng tôi, những người này đã quay lại đặt hàng trên website của chúng tôi nhiều hơn, nếu sai sót không xảy ra, có thể họ không quay lại và đặt hàng nhiều đến thế"

Bài viết cùng danh mục

No Img