ĐẢO NGƯỢC QUY LUẬT, CÀNG ÍT CAN THIỆP DOANH NGHIỆP CÀNG MẠNH MẼ: 5 TRỤ CỘT CỦA MÔ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TỰ HÀNH
Các nhà lãnh đạo hàng đầu không phải là người "ĐIỀU KHIỂN DOANH NGHIỆP", mà là người "THIẾT LẬP HỆ THỐNG" tự động để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Thậm chí là "tự động hóa" ngay cả bản thân mình! Nếu không dứt đuổi theo sự vụ và dành thời gian cho những hoạt động có giá trị cao, doanh nghiệp sẽ mãi "kẹt" trong chính giới hạn của mình.
FM1 - Nâng cao hàm lượng tự động hóa trong quản trị không phải là một lựa chọn mà lựa chọn duy nhất
Tôi: Để tránh gửi email "tỏ tình" nhầm "đối tác", hoặc bỏ quên "cuộc hẹn" quan trọng. Bạn cần tăng tự động hóa những việc "chán ngắt" để tận hưởng những giây phút thú vị hơn, như lăn xả bên đống sách hay ngắm cảnh trời xanh, mây trắng chẳng hạn! Và tôi chắc chắn rằng Tim Cook cũng đồng ý với điều này: "Sự tự động hóa giúp chúng ta loại bỏ sự tập trung vào các công việc lặp đi lặp lại, để tập trung vào việc tạo ra giá trị.". Nhưng đây không phải chỉ là nhận thức của riêng tôi và Tim Cook.
🌠Satya Nadella: "Khi bạn tự động hóa quá trình quản trị, bạn đang tạo ra một nền tảng vững chắc để phát triển và mở rộng doanh nghiệp".
🌠Indra Nooyi:: "Sự tự động hóa trong quản trị doanh nghiệp sẽ giúp giải phóng nguồn lực con người để đạt được những thành tựu lớn hơn."
🌠Richard Branson: "Tự động hóa không chỉ là công cụ, mà còn là triết lý của những người thành công trong kinh doanh."
🌠Ginni Rometty: "Sự tự động hóa trong quản trị doanh nghiệp sẽ tạo ra cơ hội để chúng ta tập trung vào việc phát triển con người ⚙️và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn."
🌠Elon Musk: "Để trở thành một doanh nhân thành công, bạn cần phải tự động hóa các quy trình để tiết kiệm thời gian và tập trung vào việc sáng tạo."
🌠Jeff Bezos: "Sự tự động hóa cho phép bạn giảm bớt các lỗi trong quá trình làm việc và nâng cao hiệu suất công việc.
Còn ai nữa mà bạn biết?!!! Tuy nhiên, liệu tự động hóa chỉ là một vấn đề công nghệ như chúng ta vẫn hay lầm tưởng không? Đương nhiên là KHÔNG! May mắn thay, chúng ta có thể xác định rõ ràng các yếu tố này trong quản trị hiện đại. Cùng soi xem "Quản trị doanh nghiệp tự hành" là gì nào!
[Đọc thêm: Văn hóa doanh nghiệp, "Đấng toàn năng" trong mọi mô hình quản trị]
-------------
MỤC LỤC
I. Khi phở và bún chả không còn là quan trọng nhất
II. Xây dựng một doanh nghiệp tự hành - Bạn đã "sẵn sàng" chưa?
III. "Quản trị doanh nghiệp tự hành" là gì?
IV. Các nấc thang của doanh nghiệp tự hành
V. Năm trụ cột vàng của doanh nghiệp tự hành
1️⃣
Văn hóa doanh nghiệp tự hành: Nền tảng của mọi nền tảng
2️⃣
Chiến lược Doanh nghiệp tự hành: Bản đồ kho báu
3️⃣
Cơ chế chính sách của Doanh nghiệp tự hành: Bạn cần một hành lang
4️⃣
Năng lực nhân sự của Doanh nghiệp tự hành: Đội ngũ hay đám đông
5️⃣
Công nghệ & Quy trình trong Doanh nghiệp tự hành: Cỗ máy "gia tốc"
VI. Kết luận: Đường đến đỉnh vinh quang
I. Khi phở và bún chả không còn là quan trọng nhất
Một ngày không mây, tôi đang phải đắn đo giữa 2 lựa chọn ẩm thực quan trọng: Phở, hay Bún chả. Đúng lúc ấy thì điện thoại reo lên, giọng một người bạn của tôi đã không gặp 5 năm qua, Tùng: "Bạn ơi! giúp tôi với!...", tôi đã biết về việc anh có một doanh nghiệp riêng 10 năm qua, thật không ngờ, sau 5 năm không gặp, vấn đề mà anh ấy nói còn nặng đô hơn cả vấn đề chọn món ăn của tôi.
FM2- Phở vs Bún chả
Kết thúc cuộc điện thoại, tôi ngước nhìn xa xăm qua cửa sổ công ty và không khỏi thắc mắc: "Thật kỳ quặc, tôi chỉ đang phân vân giữa phở và bún chả, còn anh ấy lại phải đối mặt với một vấn có vẻ như phức tạp hơn nhiều, liệu có khi nào anh ấy đã gọi cho tôi chỉ để hỏi: "phở hay bún chả" mà không dám nói thẳng ra không?
Một tuần sau, tôi đến công ty của Tùng, và tận tận tai nghe những chia sẻ của anh, cũng như trực tiếp khảo sát, quả thực, giữa việc nghe nói và thực tế vẫn còn một khoảng cách khá xa, nhưng tin buồn là không phải là theo chiều hướng tích cực.
Quá trình sau đó 6 tháng cùng ngụp lặn với doanh nghiệp, trải qua 42 cuộc họp, 400 giờ làm việc liên tục cùng 3 vòng tối ưu. Kết quả sau đó thật đáng ngạc nhiên. Sự thay đổi có thể thấy rõ nhất là anh bạn tôi, từ một người cuồng việc bắt buộc đã trở thành người mê việc đúng nghĩa, anh có nhiều thời gian hơn để tập trung vào nhưng công việc thực sự giá trị, thay vì 80% thời gian cho giải quyết sự vụ và hậu quả, thì nay 80% đó anh đã dành được cho những công việc thực sự giá trị.
Năng suất lao động của nhân viên cũng được cải thiện tới 18%, nhân viên cũng chủ động hơn. Hiện nay anh đang trong quá trình mở rộng doanh nghiệp với quy mô lớn hơn dựa vào tính hệ thống đã được chuẩn hóa ở mức cao với sự can thiệp rất ít từ lãnh đạo.
FM3 - Vâng, đây là tôi, tôi là đây!
Một ngày không mây khác, Tùng mời tôi đi ăn, tôi đùa: "Anh có chắc chắn muốn mời tôi ăn, hay chỉ muốn hỏi tôi chọn món ăn cho anh?", Anh hiểu ý tôi và rất tâm đắc với hành trình mà công ty của anh ấy đã trải qua trong 6 tháng qua.
FM4 - Đổi mới không phải lúc nào cũng là vấn đề công nghệ, đôi khi nó đến từ cách chúng ta quản trị.- Peter Drucker.
Hãy tưởng tượng một doanh nghiệp mà mọi thứ trôi chảy như một hệ thống, nơi mỗi khâu quy trình được "tút tát" tỉ mỉ và hoạt động mượt mà liền mạch. Đó chính là mục tiêu của mô hình "doanh nghiệp tự hành". Trong mô hình này, lãnh đạo không còn "ngã ngửa" trong những công việc hàng ngày, mà có thể tập trung vào việc định hướng chiến lược và sáng tạo đổi mới. Sự giải phóng này giúp họ dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua những thử thách, tạo nên những giá trị "siêu to khổng lồ" cho khách hàng và cộng đồng.
Mô hình "doanh nghiệp tự hành" giúp doanh nghiệp trở thành cái nôi của nhân tài. Môi trường làm việc "sành điệu" và chuyên nghiệp sẽ thu hút những "siêu nhân" xuất sắc, giúp họ "bung lụa" năng lực và đạt được thành tựu vượt chính khả năng của bản thân. Bản thân tôi cũng đã chứng kiến nhiều trường hợp nhân tài vào công ty nhưng không phát huy được do bị gò bó bởi văn hóa can thiệp chi tiết. Hãy cùng xem những lợi ích của "Mô hình quản trị doanh nghiệp tự hành":
1️⃣ "Trả tự do" cho lãnh đạo: Giúp sếp thoát khỏi việc lặt vặt, chuyên tâm nghĩ chiến lược và đổi mới.
2️⃣ "Mượt mà" quy trình: Làm cho công việc trơn tru, loại bỏ rào cản và tiết kiệm thời gian, công sức.
3️⃣ "Full gas" năng suất: Công nghệ giúp nhân viên tăng tốc năng suất, làm việc hiệu quả hơn.
4️⃣ Hút nhân tài như nam châm, môi trường làm việc cởi mở sẽ thu hút những "cao thủ" trong ngành.
5️⃣ Quyết định "chuẩn không cần chỉnh": Phân tích dữ liệu sắc bén, nắm bắt xu hướng "nhanh như chớp".
6️⃣ Tối ưu hóa sâu: Dồn nguồn lực vào mấy món "ngon, bổ, rẻ" cho doanh nghiệp.
7️⃣ "Sung mãn" phát triển: Xây dựng nền móng "chắc nịch" cho sự phát triển "dài lâu" của doanh nghiệp.
...
Chúng ta đang bơi trong kỷ nguyên đổi mới không ngừng nghỉ, quản trị cũng vậy, và Mô hình quản trị doanh nghiệp tự hành đang là một xu thế quản trị tất yếu để doanh nghiệp có thể vượt qua được giới hạn của chính mình, tránh lạc hậu phía sau.
Đừng để thành công của ngày hôm qua ngăn cản bạn tiến lên thành công của ngày mai. - William Pollard
Quản trị doanh nghiệp tự hành" là câu chuyện gì đây?
Quản trị doanh nghiệp tự hành là mô hình quản lý cho phép các nhân viên tự làm chủ công việc, tự đưa ra giải pháp và quản lý mọi hoạt động kinh doanh. Mục tiêu của nó là vượt trội trong hiệu quả kinh doanh, nhanh nhạy và dễ dàng xoay xở trong mọi tình huống.
Mô hình này giúp giảm bớt sự can thiệp chi tiết từ sếp, đồng thời khơi dậy tài năng và sức mạnh của từng nhân viên. Điều này tạo điều kiện cho mọi người tận hưởng sự phát triển cá nhân và cùng nhau góp sức cho sự thành công của doanh nghiệp.
FM5 - Hệ thống tự hành sẽ là tương lai của mọi thứ quanh ta
Doanh nghiệp tự hành giống như chiếc xe tự lái đời mới nhất của Elon Musk (sắp ra mắt), trên chiếc xe này:
1️⃣ Bạn cần một ngôn ngữ thiết kế riêng, với những lựa chọn ưu tiên riêng về hướng vận hành, cách vận hành (Văn hóa doanh nghiệp).
2️⃣ Bạn cũng cần một chiếc bản đồ thông minh giúp bạn dễ dàng lựa chọn nơi đến (Chiến lược).
3️⃣ Bạn cần năng lực của từng kết cấu riêng lẻ và kết cấu tổng thể để đảm bảo xe có khả năng vận hành tốt trong mọi điều kiện (Năng lực).
4️⃣ Bạn cần những quy trình và những công nghệ để giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa hiệu suất (Công nghệ).
5️⃣ Và cuối cùng bạn cũng cần phải có một bộ khung về cơ chế hoạt động, chiếc xe luôn cần sự linh hoạt trong khuôn khổ những quy tắc chung (Cơ chế chính sách).
Bạn chỉ cần lưu ý một chút rằng dù có là chiếc xe tự lái thông minh nhất của Elon Musk đi chăng nữa, việc "ngồi trên ghế sau" quá lâu cũng khiến chúng ta dễ bị "mê sảng" và có thể bị đưa đến nhầm địa chỉ.
FM6- Thật đấy!
Vậy nên, mặc dù doanh nghiệp tự hành có vô số ưu điểm không thể chối từ, chúng ta vẫn nên giữ tinh thần cảnh giác và sẵn sàng nhảy vào vị trí tài xế bất cứ lúc nào cần thiết. Chớ để ngủ quên trên thành công và luôn sẵn lòng bật đèn xanh cho sự thay đổi, tiến bộ!
Các cấp độ tự hành của doanh nghiệp:
1️⃣Điều khiển bằng tay - Tình hình là "cảnh báo hỗn loạn"
FM7- Chiếc xe của đầu thế kỷ 19 vẫn có vẻ đẹp riêng, nhưng cũng khó đi nhanh, đi xa đấy
Doanh nghiệp bạn như một bữa tiệc hỗn độn, lộn xộn. Lãnh đạo giống như người hùng bận rộn với những quyết định siêu nhỏ (mua bút chì, soi giờ giấc nhân viên, vết bẩn góc bàn...). Nói chung, chỗ này còn nhiều điều "bí ẩn".
2️⃣Tự hành kiểu anh hùng đơn độc
FM8- Bạn chon người hùng cô độc hay một hệ thống?
Doanh nghiệp bạn có vẻ lệ thuộc vào bạn hoặc một "siêu nhân" nào đó. Tự động hóa còn chưa đủ bản lĩnh, chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm và khả năng của lãnh đạo. Thử nghĩ xem nếu siêu nhân vắng mặt một ngày thì sao? Tôi nghĩ rằng, siêu nhân cỡ nào cũng cần phải có ngày nghỉ.
3️⃣Tự hành kiểu "tranh thủ công nghệ" - Công nghệ "xông xáo" một chút
Quy trình có, công nghệ cũng dùng, nhưng hiệu suất chưa cao, chỉ vài quy trình cơ bản mới tự động hóa. Ở đây, công nghệ hỗ trợ "nửa vời" giống như đã có phao nhưng vẫn cần nỗ lực để không bị chìm.
FM9- Với một chiếc phao, bạn có thể nổi một chút, nhưng bạn sẽ bơi được bao xa?
4️⃣Tự hành dựa trên năng lực đội ngũ - Đào tạo là "trục quay" cho mọi sự thay đổi trong doanh nghiệp
Không sai đâu bạn, từ sự thay đổi lớn nhất là chiến lược, cho tới những thay đổi nhỏ hơn như cơ chế, chính sách, Đào tạo sẽ là một trục quay động giúp doanh nghiệp đưa tất cả những lý thuyết, giấy tờ vào thực tiễn. Đội ngũ có năng lực, cũng giống như "cái bụng của tổ chức", đó không chỉ là cái bụng của từng nhân viên, và cái bụng này cần được bồi bổ liên tục để không bị đói!
Ở cấp độ này, doanh nghiệp đã coi đào tạo như một loại "chất xúc tác di truyền" để thúc đẩy năng lực hệ thống. Đào tạo không chỉ giúp mọi người biết "ăn" mà còn biết "nấu" - từ đó, chúng ta có một đội ngũ "siêu đầu bếp" luôn sẵn sàng "nấu" ra những món ăn tinh tế cho doanh nghiệp thịnh vượng và "cơ bắp" hơn!
FM10 - Bạn nghĩ mọi chuyển đông của hệ thống sẽ quay quanh đâu? Tất nhiên rồi: Năng lực của đội ngũ chính là trục quay
[Đọc thêm: Đào tạo và phát triển: Chiến lược đào tạo dựa trên khung năng lực để tăng năng lực và hiệu quả của nhân viên]
5️⃣Tự hành dựa trên "văn hóa là cánh tay nối dài" - Bạn không cần là siêu nhân để kiểm soát mọi thứ
Thực vậy, bạn sẽ không cần phải có mặt để yêu cầu từng nhân viên làm đúng theo yêu cầu, yếu tố phù hợp với văn hóa sẽ bao trùm hầu hết khía cạnh "thái độ" trong năng lực thực thi của cá nhân và cả của bộ phận. Bạn không cần phải là "ông bầu" của từng nhân viên để họ làm việc đúng nhịp. Văn hóa sẽ "giăng mắc" khắp nơi, đảm bảo cho "thái độ" từ đầu tới cuối.
Nhưng bạn đừng nhầm lẫn nhé, nếu như công nghệ là "máy gia tốc", Năng lực đội ngũ là trục quay động, thì văn hóa nó là môi trường, là "nền đất" để bạn xây lên kết cấu mà bạn muốn. Nó sẽ là một yếu tố vô cùng quan trọng và thay thế bạn trong hầu hết các quyết định mà không cần sự có mặt của bạn, nhưng vẫn đảm bảo sự nhất quán. Văn hóa đặc sắc của doanh nghiệp sẽ trở thành một mầm ươm cho các chiến lược đặc sắc và tạo nên sự độc đáo cho doanh nghiệp.
FM11- Văn hóa doanh nghiệm là nền tảng của mội hoạt động
Khi văn hóa đó sẽ được truyền bá từ lãnh đạo đến tất cả nhân viên trong doanh nghiệp, từ những quy tắc và giá trị đến phong cách làm việc và cách giao tiếp. Điều này sẽ tạo ra sự thống nhất và sự đồng thuận trong cách thức hoạt động của doanh nghiệp, giúp đảm bảo tinh thần và động lực của nhân viên, đồng thời tạo nên sự tin tưởng và sự đáng tin cậy với khách hàng.
Một hành động nhất quán trước sau như một với mọi thành viên của công ty trước mặt khách hàng sẽ tạo ra một trải nghiệm cực kỳ mạnh và giá trị. Ở cấp độ này, bạn đã tạo ra được sự khác biệt rõ nét so với đối thủ.
[Đọc thêm: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tự hành trong 333 ngày]
6️⃣Tự hành với Chiến lược là trọng tâm - Bạn không còn là thuyền trưởng
Ở cấp độ này, bạn không còn là thuyền trưởng của con tàu, bạn sẽ là "ông chủ hãng tàu", vai trò thuyền trưởng sẽ được giao lại cho người khác, giống như một ông chủ tòa soạn, bạn chỉ cần đưa ra "Tiêu đề", phần con lại sẽ là công việc của "Hệ thống". Năng lượng của bạn tập trung phần lớn vào việc nhìn xa trông rộng để hệ thống tự hiện thực hóa chiến lược thành kết quả cụ thể. Tới đây, doanh nghiệp đã tạo ra sự khác biệt hoàn toàn so với các đối thủ cạnh tranh.
FM12- Khi bạn không còn là thuyền trưởng
Harold Geneen, một nhà quản lý kinh doanh người Mỹ, từng nói: "Lãnh đạo thực sự không phải là quản lý chi tiết công việc, mà là đặt ra chiến lược và quản lý sự thay đổi." Và ở đây, bạn chính là Jedi Master của chiến lược và sự thay đổi! Doanh nghiệp đã đạt được một sự tự động gần như hoàn toàn trong hoạt động vận hành và quản lý.
[Sắp ra mắt: Thực chiến: Cách áp dụng 12 thành tố văn hóa doanh nghiệp để tạo nên văn hóa tự hành trong công ty của bạn.]
7️⃣Tự hành toàn diện - Doanh nghiệp như "Terminator" trong kinh doanh
FM13- Cấp độ này rất khó
Ở cấp độ này, doanh nghiệp tự chạy, tự quản, giống như một chiếc máy chạy tự động không ngừng nghỉ, như "Terminator" của thế giới kinh doanh. Bạn thậm chí còn không cần can thiệp vào chiến lược nữa, doanh nghiệp đã trưởng thành, tự lập và biết tự lo liệu như một thanh niên chín chắn trưởng thành. Mọi thứ hoạt động trơn tru, tự động hóa hoàn toàn, từ quản lý, sản xuất đến phát triển.
Doanh nghiệp tự chủ, không phụ thuộc vào sự chỉ đạo của lãnh đạo và linh hoạt vũ đạo theo nhịp thị trường. Đây là một doanh nghiệp tự hành hoàn hảo, giống như một chiếc máy chạy không ngừng để tạo ra những giá trị vượt trội. Trên thực tế thì cũng rất ít doanh nghiệp có thể đạt được tới cấp độ này.
(Lưu ý: Sự phân chia cấp độ trên chỉ mang tính tương đối, đôi khi một doanh nghiệp có thể tồn tại nhiều cấp độ khác nhau, tùy bối cảnh, bộ phận, hay giai đoạn)
[Sắp ra mắt: Những ông chủ thực sự của những Terminator ngoài đời thực]
A. Văn hóa doanh nghiệp tự hành: Nền móng của mọi nền móng trong quản trị doanh nghiệp
Trong quá trình tư vấn, trao đổi với hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp, tôi chạm mặt vô số câu hỏi "để đời" như: Nên dùng phần mềm này không ? Làm cách nào để đội ngũ tự giác và nghiêm chỉnh? Sao đồ sộ quy trình mà mỏng manh hiệu quả thế nhỉ? Làm sao để nhân viên vừa vui vẻ, vừa hạnh phúc?, và hàng trăm hàng ngàn câu hỏi "lạc quan" khác xoay quanh vấn đề quản trị, và tôi có thể khẳng định rằng, bạn hoàn toàn có thể dùng văn hóa doanh nghiệp để trả lời tất cả các câu hỏi trên. Tôi muốn nói là "tất cả" đấy, nghe có vẻ khó tin nhưng đó lại là sự thật.
Vậy thì tóm lại nó là gì mà lại "vi diệu" tới như vậy?
Ý tưởng văn hóa doanh nghiệp ra đời vào những năm 1970 từ nhà tâm lý học tổ chức tài ba là Edgar Schein cho tới các nhà quản trị học như Geert Hofstede và Charles Handy. Văn hóa doanh nghiệp được "trình làng" và "bùng nổ" tại Việt Nam vào đầu những năm 1990. Ngày nay, hỏi một "cao thủ" bất kỳ, bạn sẽ ngã ngửa vì độ "bí ẩn" nguyên vẹn của nó sau mỗi câu trả lời.
Hãy quay lại với của Edgar Schein, nhà tâm lý học tổ chức danh tiếng. Ông định nghĩa văn hóa doanh nghiệp là một mô hình các giả định cơ bản - đã được sáng tạo, khám phá hoặc phát triển bởi một nhóm đặc biệt khi giải quyết các vấn đề liên quan đến sự tồn tại bên ngoài và sự tích hợp bên trong - đã hoạt động đủ tốt để được coi là đúng và, do đó, được truyền đạt cho các thành viên mới dưới dạng những giá trị không thể chối cãi, giá trị về cách tổ chức hoạt động và cách mà thành viên nên cư xử trong tổ chức đó. Nói thật là chính tôi cũng bị "xoắn não".
FM14 - Văn hóa doanh nghiệp là "không khí làm việc"?! No, please!
Tại Việt Nam, có diễn giả nổi tiếng cho rằng nó là "không khí làm việc", có người lại cho là hệ thống quản trị (giống như BSC chẳng hạn - Hệ thống thẻ điểm cân bằng), cũng có người coi nó là quy tắc ứng xử. Nhưng câu hỏi đặt ra là ta sẽ xây không khí làm việc, ta sẽ xây hệ thống quản trị, hay ta sẽ xây quy tắc ứng xử? Bạn có nghĩ đó là đủ? Rất tiếc, tôi khẳng định với bạn, câu trả lời là chữ KHÔNG "viết hoa".
Tôi đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp cố xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo cách này, và đều không hiệu quả, quy tắc hay văn bản chỉ "trụ" được một thời gian. Doanh nghiệp của bạn đã bao giờ trải qua quá trình "xây dựng không khí làm việc", hay quá trình xây dựng và ứng dụng quy tắc ứng xử?, nó thế nào? hãy cho tôi biết với nhé! Bản thân tôi thực sự không tin lắm vào hiệu quả của nó.
Với những định nghĩa trên, nếu bạn có thể hiểu và áp dụng được, xin chúc mừng, nhưng nếu chưa, thì đừng lo, thật lòng mà nói, những khái niệm đó còn "cay cú" ngay cả với tôi. Tôi đã nhiều lần cố gắng tìm kiếm một khái niệm nào đó "xịn xò" hơn mà mãi không thấy, chúng ta cần một thứ gì đó, gần gũi hơn, dễ hiểu hơn và dễ áp dụng hơn, phải không nào?
Và tôi đã phải tự đưa ra một khái niệm mà chính tôi cũng không thể "chối từ", tin tôi đi, các bạn không nghe nhầm đâu, tôi đã tự đưa ra khái niệm của mình, một khái niệm mà tôi cho rằng, từ góc nhìn của một "tín đồ" say mê nghiên cứu về quản trị, một người đã trải qua chiến trường quản trị ở nhiều vị trí khác nhau, và một người đã từng đi tư vấn, đào tạo, "cày xới" cho rất nhiều doanh nghiệp, bạn cùng xem nó có "dễ nhai" hơn không nhé.
“Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống chuẩn mực nhất quán về THÓI QUEN trong cách suy nghĩ và hành động được hình thành trong quá trình giao tiếp và giải quyết các vấn đề trong doanh nghiệp." |
Với "cặp kính" mới này, đơn giản ta chỉ cần nhớ ta có 3 từ khóa:
- Chuẩn mực, hãy nuôi dưỡng những chuẩn mực.
- Thói quen, hãy "ươm mầm" thói quen.
- Sự nhất quán, văn hóa sẽ "sáng hơn" trong quá trình giao tiếp, ra quyết định và giải quyết vấn đề. Vấn đề càng lớn, văn hóa sẽ càng "lộ diện" rõ nét.
Và bây giờ, tôi sẽ có một thử thách cho bạn đây, hãy thử phản biện tôi về khái niệm này nhé!!!
Văn hóa doanh nghiệp tự hành có bí quyết gì đặc biệt?
Mô hình doanh nghiệp tự hành (self-managing organization) là cách quản trị "tự do trong khuôn khổ" 😎, trong đó các nhân viên được tự chủ ra quyết định và tự chỉnh đốn công việc của mình mà không cần "quản lý bóc phốt". Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ mô hình này, giúp đổi mới từ mô hình quản trị truyền thống sang mô hình tự hành. Hãy cùng khám phá văn hóa doanh nghiệp tự hành qua những điểm nhấn sau đây:
FM15- Tự chủ, tự lựa chọn, tự ra quyết định?
1️⃣ Tự chủ & tự quản - Nhân viên là "ông trùm" trong công việc mình.
2️⃣ Đồng lòng & gắn kết - Đội nhóm tương tác trên tinh thần xây dựng, thẳng thắn.
3️⃣ Thăng hoa năng lực & phát triển không ngừng - Học hỏi, chia sẻ kiến thức để cùng nhau "vươn xa".
4️⃣ Thích nghi với thay đổi - Đương đầu với thử thách mới và không sợ hãi thay đổi.
5️⃣ Ưu tiên kết quả, không "cứng nhắc" quy trình - Hiệu quả công việc được "nâng niu" hơn là tuân thủ "lệ cũ".
6️⃣ Sáng tạo & đổi mới - Đón nhận ý tưởng mới, thử nghiệm và không "nản lòng" trước thất bại, các thành viên đón nhận thất bại một giá trị tích cực.
7️⃣ Trách nhiệm xã hội - Quan tâm đến xã hội, môi trường và cộng đồng, điều này làm cho các thành viên sẽ cảm thấy đóng góp của mình giá trị và ý nghĩa hơn, cũng là để tạo được cảm tình với thương hiệu với cộng đồng.
Nhờ văn hóa doanh nghiệp tự hành, môi trường làm việc trở nên sôi nổi, thoải mái và "ấm cúng", giúp nhân viên cảm thấy hạnh phúc, phấn khởi và đắm chìm trong công việc của mình.
[Đọc thêm: Tự chủ, tự giác và kỷ luật tự thân, loại tài nguyên khan hiếm nhất trong doanh nghiệp, làm thế nào để có được?]
B. Chiến lược doanh nghiệp tự hành: Bản đồ "kho báu"
Thiếu chiến lược, tôi vẫn "quẩy" bình thường, có "gì đâu"?
Thiếu chiến lược trong kinh doanh chính là cái bẫy "mượt mà" mà không ít doanh nghiệp "ngã sấp mặt". Một ví dụ về doanh nghiệp "chìm nghỉm" trong bể khổ này chính là ông hoàng video - Blockbuster.
Blockbuster từng là ông vua trong lĩnh vực cho thuê và bán đĩa phim, với hàng ngàn cửa hiệu trên toàn thế giới. Nhưng chớp nhoáng đã thấy, ông vua ngã ngựa, tội danh chính là "ngủ mơ" trước cuộc cách mạng công nghệ và thiếu chiến lược phù hợp. Khi Netflix và "đám đông" đối thủ khác nhảy sang mô hình trực tuyến, Blockbuster vẫn cố "giằng co" với quá khứ. Kết quả là sự "tan vỡ" không "nương tay".
FM16 - Bạn đang có chiến lược không?
Một bài học "đắng" cho bất kỳ doanh nghiệp nào khi "lạc lõng" không có chiến lược. Hãy luôn bắt kịp xu hướng thời đại, đổi mới để không thành "bóng ma" của quá khứ.
Chiến lược là cái gì nhỉ?
Vua chiến lược Michael Porter từng phán rằng "Chiến lược là việc xác định vị trí cạnh tranh duy nhất và giá trị mà một doanh nghiệp có thể tạo ra bằng cách thực hiện những hoạt động khác biệt so với đối thủ". Vâng, bạn thấy đó, chúng ta cần "chơi khác" để "chơi lớn", tức là tìm ra những điều độc đáo trong cách làm việc để vượt lên trên đám đông.
Mấu chốt của chiến lược là vị trí cạnh tranh duy nhất và hành động khác biệt. Để dễ hiểu hơn, hãy tưởng tượng một trận đấu Pokémon giữa các doanh nghiệp. Mỗi đội chơi có nguồn lực giới hạn, tức là số lượng Pokémon, còn bạn cần tìm cách phân phối chúng sao cho hiệu quả nhất. Đó chính là chiến lược - tận dụng nguồn lực hạn chế của mình một cách khôn ngoan và độc đáo để đánh bại đối thủ.
FM17- Chọn việc bạn không làm cũng là một loại chiến lược?
Chiến lược và doanh nghiệp tự hành?
Trong doanh nghiệp tự hành, chiến lược không chỉ "play" ở mức độ cao siêu, mà còn phải "tràn ngập" xuống từng thành viên. Mỗi nhân viên cần phải "nhớ như in" vai trò của mình trong chiến lược tổng quát, đồng thời tự "dò xét" mục tiêu cá nhân liên quan đến chiến lược chung. Khác biệt ở chỗ sự tham gia và chịu trách nhiệm của từng cá nhân, giúp nhen nhóm một môi trường kinh doanh đầy sáng tạo, linh hoạt và đồng lòng hướng tới mục tiêu chung.
Điều này có vẻ đơn giản, nhưng bạn thử xem doanh nghiệp của mình và những doanh nghiệp mà bạn biết nhé? Cực kỳ đơn giản, bạn có thể thử "test" ngay, hãy trả lời câu hỏi sau:
- Chính bạn hãy thử đọc một cách trơn tru, rõ ràng từng câu từng chữ xem chiến lược của công ty bạn là gì?
- Tiếp theo, hãy hỏi từng nhân viên, từ "đầu tàu" tới "đuôi xe", cũng nội dung tương tự?
Tôi chưa cần chi tiết hơn, chỉ đơn giản thế thôi, nhưng bạn cứ thử, kết quả chắc chắn sẽ khiến bạn "bật ngửa".
Tiết lộ thêm cho bạn một chút, thế giới hiện nay đã có một công cụ "siêu việt" để giải quyết vấn đề này: BSC (Balance Scorecard). Tôi sẽ làm rõ ở một bài viết khác.
FM18- Công cụ hoạch định và quản trị chiến lược hiệu quả nhất hiện nay (Thẻ điểm cân bằng - Balance Scoredcard)
[Đọc thêm: Thực hành BSC: Các bước để triển khai thành công BSC trong doanh nghiệp của bạn]
C. Cơ chế chính sách của Doanh nghiệp tự hành: "Dải phân cách cứng" và "Hành lang sáng"
Tôi chắc chắn bạn cần một dải phân cách cứng để chạy xe trên cao tốc
Tôi có một ví dụ sau để bạn dễ hình dung hơn, bạn là một nhà quản lý về giao thông của chính phủ, bạn không muốn các xe đi ngược chiều nhau hoặc cùng chiều lấn làn, va chạm và gây nguy hiểm, các phương tiện di chuyển cùng một hướng quy định và "dễ chịu" về tốc độ (trong giới hạn cho phép), linh hoạt tự "xử lý" tình huống giao thông, tự quyết định lúc nào nhanh hơn, lúc nào chậm hơn, lúc nào vượt, lúc nào cần đổi làn đường.
Lúc này, chống lấn làn trên cao tốc, theo bạn thì dùng vạch sơn trắng kẻ đường hơn hay dùng dải phân cách cứng hơn, tôi chắc có thể chắc chắn với bạn rằng, tỷ lệ lấn làn ngược chiều là bằng 0 nếu bạn sử dụng giải phân cách cứng, nhưng nếu bạn dùng vạch sơn kẻ đường thì tỷ lệ này sẽ không hề nhỏ (tất nhiên nếu bạn muốn tăng ngân sách tiền phạt để đánh đổi lấy tỷ lệ tai nạn thì sẽ là chuyện khác, nhưng tôi chắc rằng sẽ không ai sử dụng lựa chọn này).
FM19- Dải phân cách cứng - bạn có thể lấn làn ngược chiều?
Tôi đang muốn nói với bạn rằng, bạn cần tạo ra một hành lang cơ chế chính sách để các phương tiện được tự do hoạt động trong khuôn khổ cho phép.
Cơ chế chính sách chính là một dải phân cách cứng trên cao tốc đấy. Giờ hãy cùng xem xét 3 mảng hoạt động để thấy rõ vai trò của "Dải phân cách cứng" này nhé.
Đầu tiên là mảng nhân sự, "Dải phân cách cứng" cho hành lang chính là: chính sách về tuyển dụng, đào tạo, C&B và ngân sách hoạt động. Đó là nơi mọi người được bay cao, bay xa với năng lực của mình, nhưng vẫn phải giữ chân trên mặt đất với các quy định chung.
FM20 - Hệ thống lương này nếu áp dụng đúng, nó sẽ tự điều chỉnh thích ứng với bối cảnh doanh nghiệp ngay cả trong biến động lớn
Tiếp theo là mảng tài chính kế toán - nơi "tiền là tất cả". "Dải phân cách cứng" và "hành lang sáng" chính là: các quy định của pháp luật về hoạt động kế toán, các quy tắc quản lý dòng tiền, ngân sách hoạt động của bộ phận và các quy trình xử lý dòng tiền. Đây là nơi chúng ta phải "cân kèo" giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa rủi ro và cơ hội, để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh mà không "đổ vỡ" vì quá mạo hiểm.
Mảng kinh doanh MKT - "đấu trường" của các "chiến binh" doanh nghiệp. Giải phân cách cứng và hành lang sáng chính là chiến lược của công ty, ngân sách hoạt động, quy chế lương thưởng, quyền hạn... Đây là nơi mà sự sáng tạo, đa dạng và dám thử thách được khuyến khích, nhưng vẫn phải giữ trật tự và không để dính vào những vụ bê bối hay chạy đua không đáng có.
[Đọc thêm: Tiền, tình, tự do: 3P trong chính sách lương và cách kết hợp chúng một cách hài hòa.]
Những sai lầm dễ gặp khi xây dựng "Dải phân cách cứng" và "hành lang sáng"
1️⃣Không định hướng rõ ràng: Đầu tiên, các doanh nghiệp thường mắc phải lỗi không có định hướng rõ ràng về cơ chế chính sách. Khi không hiểu rõ mục tiêu và định hướng, "thuyền trưởng" sẽ "lạc lõng" giữa biển khơi, dẫn đến tình trạng mất phương hướng cho toàn bộ doanh nghiệp.
2️⃣Thiếu sự thống nhất: Lỗi thứ hai là thiếu sự thống nhất giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Khi mỗi đầu "đầu tàu chạy", "mấu nối lủng lẳng", khó lòng cho cả con tàu chạy đúng hướng, đúng tốc độ.
3️⃣Tập trung quá mức vào quy trình: Một số doanh nghiệp lại đặt nặng quá mức lên quy trình, dẫn đến việc chính sách trở nên cứng nhắc, "éo le" và không linh hoạt. "Thà làm việc sai, chứ đừng làm sai việc" - đừng để chính sách trở thành gông xiềng, ngăn cản sự phát triển.
4️⃣Không đánh giá và cải tiến: Lỗi thứ tư là không đánh giá hiệu quả và cải tiến chính sách. Nếu không kiểm tra và đánh giá, chính sách sẽ "chạy ngược" hoặc "chạy chệch" khỏi mục tiêu đề ra.
5️⃣Không giao quyền và trách nhiệm: Cuối cùng, các doanh nghiệp thường không giao quyền và trách nhiệm cho nhân viên. Khi sếp giữ quyền lực quá chặt, nhân viên sẽ "lép vế" và không thể phát huy được sức mạnh cá nhân.
D. Năng lực nhân sự của doanh nghiệp tự hành: Đội ngũ hay đám đông
Năng lực nhân sự - trụ cột "trọng tâm" của mô hình tự động hóa: Khi bạn đã xây dựng được văn hóa "chuẩn mực", phần mềm "xịn" và cơ chế "đúng đắn" nhưng cuối cùng thì, "năng lực" của con người mới là "linh hồn" của vấn đề.
Bạn thử nghĩ xem, đã bao nhiêu lần bạn "trình làng" các quy trình và quy định nhưng nhân viên không "làm theo", đã bao nhiêu lần bạn muốn khai thác phần mềm để tăng tốc nhưng cuối cùng thì lại trắng tay.
Gần đây nhất, tôi lại gặp một CEO của một công ty đau đầu với câu hỏi: có nên dùng phần mềm A hay không? Đối với tôi, đây là một câu hỏi "lạc lõng", câu hỏi đúng phải là: liệu năng lực nhân sự đã chuẩn bị cho việc sử dụng phần mềm hay chưa? Việc sử dụng công nghệ để "lên đỉnh" hiệu suất là việc đương nhiên ta phải làm, nhưng cần nhắc lại rằng "năng lực" mới là trục trọng tâm của mọi sự thay đổi.
Vậy thì năng lực nhân sự là cái gì? Nó có phải là một thứ mơ hồ như chúng ta thường nghĩ? Câu trả lời là KHÔNG.
Năng lực là khả năng hoàn thành một công việc cụ thể. Và để hoàn thành công việc, năng lực sẽ được "soi xét" ở 3 khía cạnh cực kỳ cụ thể:
FM21 - Thách thức dành cho bạn: "Hãy lượng hóa năng lực đội ngũ" theo 3 khía cạnh sau?!
-
Kiến thức: Đó là những kiến thức chuyên về ngành, về nghề, về xã hội, về tư duy, phương pháp...
-
Kỹ năng: "cân nhắc" qua số năm kinh nghiệm, thành tích hoặc "tài năng" ứng biến của bạn trong một tình huống "chuyên nghiệp" nào đó
-
Thái độ: Đây là một góc độ rất đặc biệt trong năng lực, và nó nắm giữ phần lớn tỷ trọng trong năng lực, thái độ phù hợp (không phải thái độ tốt nhé), giả sử nhân sự của bạn chưa đủ kiến thức, chưa đủ kỹ năng, bạn cũng sẽ có cách để giành lấy chúng. Theo một thống kê, thái độ chiếm tới 75% yếu tố về năng lực.
Tuy nhiên, năng lực trong một doanh nghiệp không chỉ là năng lực cá nhân, ta cần hiểu năng lực một cách "toàn diện" hơn, và "liên tục" hơn.
Nhưng năng lực trong một doanh nghiệp nó sẽ không phải là năng lực cá nhân, ta cần hiểu năng lực một cách có hệ thống hơn, và liên tục hơn?
Có bao giờ bạn chú ý thấy rằng, một công ty quá lệ thuộc vào 1 hay một vài nhân vật chủ chốt chưa? Khi đó, năng lực chưa có tính hệ thống. Cũng đã bao giờ bạn thấy rằng, tỷ lệ turn over (thay thế thải loại) ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh chưa? Đây chính là vấn đề mang tính hệ thống, và bí kíp của nó trong tâm sẽ nằm ở ĐÀO TẠO.
80% doanh nghiệp xem nhẹ điều này, và "hậu quả" là nhân sự liên tục không đáp ứng được yêu cầu công việc, giải quyết sự vụ, đương đầu khủng hoảng, "chữa cháy" thường chiếm tới 80% thời gian của nhân sự toàn công ty. Thậm chí, rất nhiều công ty tôi tư vấn và thấy rằng, công ty dường như... chỉ có một mình ông CEO "cày cuốc" dù mọi người đều tỏ ra có vẻ "bận rộn". Hãy nhìn vào kết quả.
Trong doanh nghiệp tự hành, năng lực nhân sự có gì khác?
Nó sẽ có 3 điểm nổi bật cơ bản đối với doanh nghiệp thông thường:
-
Thứ nhất, năng lực được chuyển hóa thành con số cụ thể, có thể đo đếm và đánh giá được.
-
Thứ hai, năng lực của nhân sự và hệ thống nhân sự là năng lực động, không phải năng lực tĩnh, có nghĩa là nhân sự và hệ thống nhân sự sẽ có được văn hóa học tập không ngừng.
FM22- Năng lực hoàn toàn có thể lượng hóa, nhưng đây là phần khó nhất trong BSC
-
Thứ ba, tự chủ, tự làm chủ công việc, tự làm chủ bản thân cao đến mức, tôi thường gọi đây là yếu tố "kỷ luật tự thân" chứ không phải là kỷ luật bắt buộc.
Richard Branson: "Đào tạo nhân viên của bạn đủ tốt để họ có thể ra đi, đối xử với họ đủ tốt để họ không muốn ra đi". Như vậy, năng lực nhân sự không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định sử dụng công nghệ và phần mềm, mà còn là yếu tố then chốt trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp bền vững. Hãy luôn chú trọng đào tạo, phát triển năng lực nhân sự và tạo ra môi trường làm việc tốt để họ muốn gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp của bạn.
E. Công nghệ & Quy trình trong Doanh nghiệp tự hành: Cỗ máy "gia tốc"
Cùng tới với mảnh ghép cuối cùng của "Mô hình doanh nghiệp tự hành", trụ cột "Công nghệ & Quy trình, trụ cột này chỉ "lên ngôi" khi các trụ cột khác đã chắc chắn ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều doanh nghiệp lại "ngã ngửa" trước những trường hợp sau đây:
Lạm phát quy trình và "cuồng" công nghệ: Đây giống như việc "đi tìm kim đồng hồ", doanh nghiệp "phát cuồng" với quy trình và công nghệ mới mà không cân nhắc đến hiệu quả và sự phù hợp. Kết quả là chỉ toàn "phung phí" tài nguyên, thời gian và nhân lực, doanh nghiệp chỉ đang đổ nước vào cái rổ rách, dù "hối hả" liên tục mà vẫn không thể đạt được điều gì thực sự giá trị.
Coi thường quy trình và "khinh" công nghệ: Hậu quả là doanh nghiệp chậm chạp, không thể so kè với các đối thủ khác. Giống như một chiếc thuyền chèo bằng tay giữa đại dương hay một chiếc xe đạp trên đường đua F1.
Hiểu được tầm quan trọng của quy trình và công nghệ nhưng không làm cách nào để "thành hình" và "đóng gói hoàn thiện", giống như một người biết đường mà lại không biết cách "bước chân", một tay đua biết đường mà lại không biết cách "vặn tay ga", doanh nghiệp rõ ràng nhận thức được vấn đề nhưng lại không có chiến lược rõ ràng để thực hiện. Điều này dẫn đến việc không thể "khai thác" tối đa lợi ích của quy trình và công nghệ, không tạo ra năng suất lao động và trải nghiệm khách hàng tối ưu.
[Đọc thêm: E-learning, xu thế không thể chối bỏ trong vận hành doanh nghiệp.]
FM23 - Nghịch lý: Mức độ thông minh của AI "phụ thuộc" vào "Trình độ học hỏi của bạn"
Hãy thử nghĩ về GPT và AI, thực sự chúng ta đang đứng trước cánh cửa của một cuộc cách mạng về năng suất lao động, người thợ kim hoàn thiết kế đồ trang sức chỉ mất có 10 phút thay vì 10 ngày mới có được mẫu thiết kế "chất", một bộ truyện tranh cần có chuyên môn sâu về hội họa và phải mất tới 6 tháng để "chinh phục" được 1 tập thì nay chỉ cần 6 ngày, một cuốn sách thường mất một năm để hoàn thành thì nay chỉ cần 1 tháng để hoàn thiện. Bạn đang đứng ngoài cuộc đua này?!
[Sắp ra mắt: Công nghệ GPT trong quản trị: Lợi ích của việc áp dụng công nghệ GPT trong việc quản trị và phát triển doanh nghiệp]
Bài viết này đã dài tới 7️⃣0️⃣0️⃣0️⃣ từ, tôi đã viết với tất cả nhiệt huyết, nếu bạn đã đọc đến đây, chắc hẳn bạn cũng là người "siêng năng nhiệt huyết" với doanh nghiệp của mình và chắc chắn những điều tôi gợi ý đây sẽ ít nhiều tạo giá trị cho bạn.
Giờ hãy tạm quên Phở vs Bún chả, xem lại 5 trụ cột của "Mô hình quản trị tự hành" nào:
FM24 - Mô hình 5 trụ cột (độc quyền) của Freemind Education [Bảng giá]
1️⃣ Văn hóa Doanh nghiệp tự hành - "Nền móng" chắc chắn
2️⃣ Chiến lược Doanh nghiệp tự hành - "Bản đồ kho báu" chỉ hướng đi🏴☠️
3️⃣ Cơ chế chính sách của Doanh nghiệp tự hành - "Đường ray sáng" cho cỗ máy vận hành 🚂;
4️⃣ Năng lực nhân sự của Doanh nghiệp tự hành - Trục quay trọng tâm của mọi sự thay đổi, bao gồm cả những thay đổi lớn nhất về chiến lược, hãy chú ý tới đạo một cách có hệ thống.
5️⃣ Công nghệ & Quy trình trong Doanh nghiêp tự hành - "turbo tăng tốc" giúp tăng tốc hiệu quả, năng suất lao động trong doanh nghiệp.
Các trụ cột trên, không thể thiếu một trụ cột nào, nhưng mức độ quan trọng và trình tự sẽ có sự điều chỉnh tùy từng doanh nghiệp. Jack Ma: "Hãy đổi mới không ngừng để giữ vững vị trí và tiếp tục phát triển. Thành công chỉ đến với những ai không sợ thay đổi và luôn sẵn sàng đón nhận cơ hội."
P/s: Cám ơn bạn đã kiên nhẫn đọc đến đây, chắc bạn cũng đã "trả giá" không ít thời gian và năng lượng. Nhưng đừng lo, chỉ cần áp dụng những trụ cột của mô hình, bạn sẽ sớm thấy "giá trị lớn" mà nó mang lại cho doanh nghiệp của bạn! Hãy gọi hoặc nhắn tin cho tôi nếu bạn cần trao đổi thêm nhé [Zalo 03333 15873]
Tham khảo thêm các bài viết sau:
Văn hóa doanh nghiệp, "đấng toàn năng" trong mọi mô hình quản trị
Phòng đào tạo thuê ngoài - Lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp